Mẹ của Đức Dalai Lama thứ 14 – Nguyễn Sắt

Dalai Lama, My Son by Diki Tsering

 Đó là người phụ nữ đã 16 lần sinh nở, đứt ruột khi phải chứng kiến 9 người con chết sớm. Một trong những người con của bà chính là Đức Dalai Lama thứ 14, một người được gần như cả thế giới biết đến và yêu mến.
 
1 (3).jpg
Đức Dalai Lama XIV và thân mẫu của mình
 
Nhân duyên đặc biệt
“Tôi sinh ra vào khoảng tháng Giêng năm con Bò Sắt (Tân Sửu, 1901). Tôi được đặt tên là Sonam Tsomo. Tên khai sinh của tôi thuộc về một đời sống khác. Đa số mọi người biết đến tôi với cái tên Diki Tsering, nhưng lúc mới ra đời tôi không được đặt tên là Diki Tsering. Từ khi sống ở Lhasa, tôi cố gắng trở thành Diki Tsering với tất cả ý nghĩa của cái tên này. Vì bổn phận trong địa vị mới của mình, tôi dần dần thôi là Sonam Tsomo, một cô gái đơn sơ với đời sống đơn sơ và ước vọng đơn sơ, làm một người vợ và một người mẹ tốt. Tôi cảm thấy nhớ cô gái mà tôi đã tự bắt mình phải quên”…
Bà Diki Tsering chia sẻ ngắn gọn về cuộc đời của mình trong hồi ký được kể lại hết sức chân thực “Dalai Lama, con trai tôi” (Dalai Lama, My Son).
Mọi người con gái lớn lên dường như đều cùng một ước mơ đơn sơ như thế, hạnh phúc lớn nhất là được làm một người mẹ tốt. Nhưng nhân duyên của mỗi người, không ai giống ai, khiến họ đi vào nhiều ngã rẽ khác nhau.
Với cô gái Sonam Tsomo, mà sau này là Diki Tsering, sinh ra trong một gia đình khá giả, mộ đạo, đông con cái tại làng quê Churkha, xứ Tsongkha – sinh quán của Đại sư Tsongkha, bậc khai sáng phái Gelugpa (Hoàng mạo) ở cao nguyên Tây Tạng – lớn lên trong sự yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Sonam Tsomo kết hôn sớm theo phong tục Tây Tạng, trước khi lập gia đình, như mọi người con gái khác, cô được đặt một tên gọi mới là Diki Tsering. Hôn nhân của cô gái không được tự do lựa chọn mà được gia đình hai bên sắp đặt sẵn. Năm 19 tuổi, Diki Tsering sinh con đầu lòng. “Trong thời đó, tất cả những thai phụ cũng là cô đỡ của chính bản thân mình. Không có chuyện đi tới nhà hộ sinh hay nhờ người khác đỡ đẻ. Chỉ trong lần sinh con đầu tiên mới có một người hầu gái giúp đỡ tôi sau khi sinh hạ, nghe tiếng khóc của đứa trẻ, người hầu gái đến cắt và cột dây rún. Với những đứa con khác, tôi tự làm hết. Tôi sinh tất cả các con ở trong chuồng gia súc, chứ không ở trong nhà”, bà kể lại.
Cũng giống như tập tục xưa tại hầu hết các nước Á Đông, ai cũng mong muốn sinh nhiều con trai, ít ra là con trai đầu lòng xem như dòng dõi được liên tục. Việc Diki Tsering sinh con gái đầu đã khiến cha mẹ chồng khó chịu, điều an ủi là chồng bà đã rất cảm thông với người vợ trẻ. Nhưng sau đó, bà sinh hạ nhiều người con trai, trong đó có người con Lhamo Dhondup mà sau này trở thành Đức Dalai Lama.
1 (2).jpg
Khi nói về tâm Từ bi, Đức Dalai Lama thường liên tưởng
tới tình mẹ và nhắc lại những kỷ niệm với người mẹ của mình…
Năm người con trai Lhamo Dhondup lên hai, một hôm có đoàn người đặc biệt bí mật từ Lhasa đi tìm tái sinh của Đức Dalai Lama thứ 13, họ đã âm thầm xin ở nhờ qua đêm mà không hề tiết lộ mục đích nhiệm vụ thiêng liêng của mình cho gia đình bà Diki Tsering biết. Rồi phái đoàn đó trở lại lần thứ hai, lần thứ ba…
“Lần này Khetsang Rinpoche cầm hai cây gậy khi ông đi vào hiên nhà chúng tôi, nơi Lhamo Dhondup đang chơi đùa. Vị Rinpoche đặt hai cây gậy ở một góc, con trai của chúng tôi đi tới, để một cây gậy qua một bên rồi cầm cây gậy kia lên, đánh nhẹ lên lưng của vị Rinpoche và nói rằng cây gậy là của mình, tại sao Rinpoche lại có nó. Những người trong đoàn đưa mắt nhìn nhau một cách đầy ý nghĩa, nhưng tôi không hiểu một lời nào trong tiếng Lhasa mà họ nói với nhau”, nhiều bài thử nghiệm theo những nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt trong việc tìm tái sinh của vị lãnh đạo quan trọng của Tây Tạng được người mẹ này nhớ lại như in.
Bằng nhiều cách bí mật khác, Lhamo Dhondup được họ xác định chính là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13, chính là Dalai Lama thứ 14. Đó là bước ngoặt cuộc đời của bà Diki Tsering, làm mẹ của một con người đặc biệt, nhiều hạnh phúc nhưng cũng đầy biến cố làm xáo trộn nếp sống của một người mẹ với những ước mơ vốn rất đơn sơ.
Các biến cố cuộc đời
Biến cố lớn nhất khi một trong những người con trai của bà, Lhamo Dhondup, được xác nhận là hóa thân của Đức Dalai Lama, đặc biệt là khi thông tin đó bị tiết lộ, được đồn lan ra làm nhiều người biết, kéo đến diện kiến, mong được chúc phúc, chưa kể những nguy hiểm rập rình khác, đe dọa tới sự an toàn của các thành viên trong gia đình bà Diki Tsering.
Là một nhân vật đặc biệt, sẽ là lãnh tụ về chính trị và tâm linh của người Tây Tạng, do đó, Lhamo Dhondup sẽ có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Các thành viên gia đình huyết thống, trực tiếp là người mẹ cũng không ngoại lệ.
“Sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì được người ta hầu hạ mà không làm việc gì cả. Dù giờ đây, vinh dự lớn lao và số phận đang mỉm cười với tôi, nhưng tôi khóc trong lòng vì nhớ nhà. Ở quê nhà tôi đã phải làm việc cực nhọc để giúp đỡ gia đình, nhưng tôi vui sướng và hạnh phúc. Còn bây giờ tôi được đối đãi như một bà hoàng, nhưng tôi không hạnh phúc như ở Tsongkha. Tôi hài lòng với công việc nặng nhọc và được thấy thành quả lao động của mình. Đối với tôi, thành công với nghề nông, với nhà cửa, và với gia đình chính là một cuộc sống tốt đẹp”, việc làm mẹ của một nhân vật quan trọng, trong cung điện Potala ở Lhasa trong những tháng đầu đã làm cho người mẹ của nhân vật đặc biệt cảm thấy bức bối, bà hồi tưởng lại khi đã lớn tuổi.
Cuộc sống của bà, cũng như các thành viên gia đình đã qua một chương mới, thay đổi hoàn toàn, mới mẻ về phong tục, cung cách giao tiếp, chỉ có cậu con trai Lhamo Dhondup là bình thường như trở về ngôi nhà thân quen mà mình từng sống.
Sau hết, và trên hết, tình mẹ là sức mạnh vô biên
Là người có những tố chất khác thường, luôn xuất sắc trong mọi tiếp nhận và thử thách, nhưng mỗi khi cậu con trai Lhamo Dhondup – đã trở thành Đức Dalai Lama thứ 14 phải trải qua các cuộc thi cử theo quy định giáo dục đương thời, bà Diki Tsering, cũng như bao bà mẹ khác, “tôi chỉ lo Đức Dalai Lama không làm tốt khi trả lời những câu hỏi của các vị học giả hàng đầu; nhưng nỗi lo của tôi dường như vô ích, vì Ngài luôn luôn làm tốt như được mong đợi”, bà kể.
Một trong những khó khăn của bà, chính là không được ở cùng và chăm sóc cho con, vì theo quy định của tu viện không cho người nữ được sống chung trong đó. Đôi khi chỉ được nhìn con qua khung cửa sổ… Chính tình thương với con đã khiến bà vượt lên những khó khăn khác trong giao tiếp, làm quen với những quy định nghiêm ngặt, không được tự do đi lại như trước kia ở quê nhà…
“Tôi thức dậy lúc sáu giờ, lễ Phật hai trăm lạy rồi tụng kinh. Dùng điểm tâm lúc tám giờ rưỡi. Gần như suốt ngày tôi ở trong vườn Changseshar, tôi chỉ đi ra ngoài khi cần thiết, như đi thăm Đức Dalai Lama, đi lễ chùa hay đi đến cung điện Potala trong những dịp lễ quan trọng. Tôi đi ngủ lúc chín giờ tối”. Cuộc sống của một người phụ nữ hay lam hay làm bỗng trở nên như thế, học ăn, học nói, học phong tục mới, và luôn được giám sát bởi người bảo vệ.
dalai-lama-.jpg
Đức Dalai Lama
Chính tình thương vô biên ở người mẹ đã khiến người đàn bà ở miền quê trở thành một nhân cách lớn, quan tâm và tham dự vào những việc hệ trọng, nỗ lực giữ sự công bằng có thể trong nhiều tình huống khó khăn ở trong bối cảnh Tây Tạng thời bấy giờ, cũng như khi sang Ấn Độ, trở thành biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ, nhân hậu của người phụ nữ luôn ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của mình, luôn muốn được chăm sóc con cháu cho đến những ngày tháng cuối đời.
Khi biết mẹ không còn thời gian nhiều trong kiếp sống hiện tại, Ngài Dalai Lama thứ 14 đã đến thăm, mẹ Ngài đã tỏ ra an nhiên và thổ lộ rằng, bà không hề sợ hãi cái chết. Đúng như vậy, bà đã rời kiếp sống trong khi đang tham thiền, với sự hướng dẫn của người con trai của mình – Đức Dalai Lama, tinh tấn thiền quán về các thangka chư Phật, các vị Bồ-tát…
Trong những lần thuyết giảng trước hàng ngàn người, ở khắp nơi, và trong các cuốn sách mà Đức Dalai Lama thứ 14 là tác giả, ngài thường nói về tình mẹ khi đề cập tới tâm Từ bi, và đôi khi kể lại những mẩu chuyện về mẹ mình, những hồi ức đơn sơ nhưng chạm đến trái tim của nhiều người, khả tính tình mẹ là vô biên…
Nguyễn Sắt
……………………
(Được viết trong nỗi nhớ về người mẹ đã khuất trong mùa Vu lan PL.2561, nhân đọc lại hồi ký “Dalai Lama, My Son”, trích dẫn được tham khảo bản dịch Việt ngữ của thầy Thích Nguyên Tạng)

TIỂU SỬ ngài SHANTIDEVA (Tịch Thiên)

shantideva

Ghi chú về nguồn gốc:
Hai nguồn sử liệu chính về cuộc đời ngài Shantideva (Tịch Thiên) đến từ ngài Butön (1290-1364) – và ngài Jetsün Tāranātha (1575-1608). Ngoài ra còn một bản văn ngắn được tìm thấy trong các tác phẩm của học giả Yeshe Peljor (thế kỷ 18). Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm một đoản văn trong bản thảo chép tay ở Nepal thế kỷ 14.
Ngài Kunzang Pelden trong bộ luận “Văn Thù Kim Khẩu Cam Lồ” đã dựa theo bản văn của ngài Butön để soạn tiểu sử của ngài Shantideva. Bản tiếng Việt lược dịch từ tiểu sử này.

——————-

Nhập Bồ Đề Hạnh Luận (Bodhicaryāvatāra) do Bồ tát Shantideva (Tịch Thiên) trước tác. Ngài là bậc thầy uyên thâm hội đủ ba phẩm tính cần có của luận giả: trực chứng chân đế, trực kiến bổn tôn, thông làu ngũ minh. Khi còn tại thế, ngài Shantideva viên thành bảy công hạnh phi thường. Đặc biệt ngài là người được đấng bổn tôn Diệu Âm trực tiếp hộ niệm gia trì.

Ngài Shantideva vốn mang dòng máu đế vương. Vào khoảng đầu thế kỷ VIII tại miền Nam xứ Saurashtra (nay là Bang Gujarat tại Tây Bắc Ấn Độ), quốc vương Kalyanavarnam hạ sanh thái tử, đặt tên là Shantivarman. Từ nhỏ thái tử đã sớm hướng tâm về chư Phật trong các thời quá khứ, tự nhiên mang sẵn dòng giống Đại Thừa, dành trọn tấm lòng tôn kính phi thường cho chư Tăng sĩ, Đạo sư. Ngài phụng sự hiến cúng khắp cả, đặc biệt quan tâm chăm sóc cho người nghèo hèn, tật bệnh, đọa rơi. Với trái tim kiên định hướng về nẻo giác, ngài tích lũy tri thức, thông làu ngũ minh. Đặc biệt ngài thỉnh được nghi quỹ đức Văn Thù từ một vị khất sĩ khổ hạnh, hành trì miên mật và xem đức Văn Thù là bổn tôn.

Khi Quốc vương băng hà, vương quyền trao về cho Thái tử Shantivarman. Ngai vàng được dựng lên lộng lẫy để chuẩn bị cho lễ Đăng quang. Ngay đêm hôm trước đại lễ, thái tử nằm mộng thấy đức Diệu Âm tọa trên ngai vàng, nhìn ngài mà nói như sau:

Con yêu duy nhất,
ngai này của ta.
Ta là Văn Thù
sư phụ con đây.
Sao con có thể
sánh với sư phụ
ngang vai ngang vế
ngồi cùng một ngai?

Giật mình tỉnh giấc, thái tử Shantisarman hiểu rằng việc kế thừa vương vị là điều chẳng nên làm. Lòng không lưu luyến tài sản thế gian, ngài từ bỏ ngai vàng, đến học viện Na-lan-đà thọ giới cùng ngài Jayadeva, thượng thủ của năm trăm vị Hiền Thánh, và được sư phụ ban cho pháp hiệu Shantideva .

Trong thời gian tu học tại Na-lan-đà, ngài được đức Văn Thù trực tiếp truyền cho Tam Tạng kinh điển. Ngài dựa theo đó tu tập miên mật, qui nạp nội dung chánh pháp thành hai bộ luận: Học Tập Luận và Kinh Tập Luận. Mặc dù ngài Shantideva thành tựu vô lượng thiện đức từ cả hai pháp diệt và đạo, thế nhưng chư Tăng đồng học vẫn không hay biết, chỉ thấy người này hết ăn (Bhuj) lại ngủ (Sup), rồi lại đi lang thang (Kutimgata), nên gọi ngài là Bhu-su-ku. Họ vô cùng bất bình, than rằng, “cả ba việc của người xuất gia tại đây , người này chẳng được việc nào cả, sao đủ tư cách thọ trai tăng! Phải đuổi đi mới được!” Họ liền bàn cách đuổi ngài đi, bày ra việc chư Tăng thay phiên nói pháp, tin rằng bao giờ đến phiên phải nói pháp, chắc chắn ngài sẽ xấu hổ mà trốn đi. Họ liên tục đến thúc dục, nhưng lần nào ngài cũng từ chối, bảo rằng không biết gì để nói. Họ kéo nhau đến thỉnh Viện trưởng ra lệnh cho ngài nói pháp. Viện trưởng vừa lên tiếng, ngài liền hứa ngay. Thấy vậy, một số tăng sĩ bắt đầu chột dạ. Để thách thức ngài, họ bày biện cúng phẩm cao như núi, mời thật đông người đến dự, dựng một tòa sư tử chênh vênh ngay chính giữa, rồi mời ngài đến. Bất ngờ thấy ngài đã tọa sẵn trên pháp tòa, họ kinh ngạc hoang mang, không hiểu ngài thượng lên pháp tòa bằng cách nào.

Lúc bấy giờ ngài Shantideva điềm nhiên cất tiếng hỏi: “Các ông muốn nghe pháp nào, pháp thường nghe, hay pháp chưa từng nghe?”

Cả pháp hội sững sờ. “Xin cho chúng tôi nghe pháp chưa từng nghe.”

Học Tập Luận quá dài, Kinh Tập Luận lại quá ngắn, vì vậy ngài Shantideva thuyết Nhập Bồ Đề Hạnh Luận, nghĩa rộng nhưng văn gọn. Lúc bấy giờ đức Văn Thù hiện ra ngay giữa trời không, nhiều người thấy được, tín tâm trào dâng vô bờ. Khi đọc đến chỉnh cú 34, chương 9, “cả sắc và không / đều vắng trong tâm…”, ngài Shantideva và đức Văn Thù cùng thăng lên không trung, cao dần, rồi biến mất, chỉ còn giọng nói ngài Shantideva vọng về cho đến cuối bộ luận.

Trong chúng hội, các vị trí nhớ phi thường liền vội vã chép lại bài pháp, nhưng các bản văn dài ngắn không đồng: có vị chép thành bảy trăm chỉnh cú, có vị chép thành một ngàn chỉnh cú, có vị lại chép thành nhiều chỉnh cú hơn. Chư Hiền giả vùng Kashmir chép thành bảy trăm chỉnh cú và gom thành chín chương, trong khi đó chư vị ở Trung Ấn (Magadha – Ma Kiệt Đà) lại chép thành một ngàn chỉnh cú gom thành mười chương. Lúc ấy, bản văn có sự bất nhất như vậy. Hơn nữa, không ai biết gì về hai bộ luận mà ngài Shantideva dặn dò là cần phải đọc, bộ Học Tập Luận và Kinh Tập Luận (xem chương 5, chỉnh cú 105-106).

Về sau, nghe nói ngài Shantideva đang ở tại bảo tháp Shrīdakṣngahiṇa, vùng Nam Ấn, hai vị hiền thánh với trí nhớ thần thông đã lặn lội tìm đến gặp, xin ngài chuẩn xác lại bộ luận. Ngài xác định bản chép của chư Hiền giả vùng Magadha là chính xác. Khi hỏi đến Học Tập Luận và Kinh Tập Luận, ngài bảo rằng hai vị sẽ tìm thấy hai bộ luận này giấu trên mái nhà trong tịnh xá của ngài tại Học Viện Na-lan-đà. Ngài cũng nhân dịp này truyền khẩu và ban lời khai thị cho hai vị.

Ngài Shantideva sau đó du hành về hướng Đông, vận dụng thần thông hàng phục cuộc xung đột nghiêm trọng, mang lại hòa bình cho cả đôi bên.

Ngài cũng độ cho năm trăm người ngoại đạo miền Tây gần xứ Magadha. Lúc ấy nhằm lúc thiên tai, cả làng lâm nạn đói. Dân làng bảo nếu được ngài cứu mạng, họ nguyện tin theo giáo pháp của ngài. Ngài khi ấy mang bình bát chứa cơm khất thực, cầm trong tay, gia trì bằng đại định. Chỉ với một bình bát, cả làng đều được thỏa thuê no đủ. Nhờ duyên lành này, cả làng bỏ mê tín để bước vào chánh pháp.

Thêm một thời gian sau đó, lại trong một nạn đói kinh khiếp, ngài đã cứu mạng một ngàn hành khất.

Về sau ngài làm cận vệ cho Quốc Vương Arivishana, lúc bấy giờ đang gặp nạn chiến tranh với giặc Machala phía Đông Ấn. Ngài đeo bên mình thanh kiếm gỗ đầy uy lực, đủ khả năng hàng phục mọi hiểm họa, mang an bình đến khắp mọi nơi, được sự nể trọng của khắp cả. Tuy vậy, một số quần thần sanh lòng ganh ghét, đến bẩm báo với vua rằng: “đây chỉ là tên bịp bợm, ngưỡng mong bệ hạ suy xét. Hắn nào có vũ khí gì đâu, chỉ đeo mỗi thanh kiếm gỗ, làm sao bảo vệ được cho bệ hạ!” Vua nghe xong nổi giận, xét vũ khí của từng người. Đến khi vua bảo ngài Shantideva tuốt kiếm, ngài từ tốn thưa rằng làm như vậy sẽ khiến vua bị thương.

“Ta bị thương mặc lòng! ngươi cứ hãy rút kiếm ta xem!” Vua ra lệnh.

Không thể cãi lệnh, ngài mời vua đến nơi vắng vẻ, thỉnh vua lấy tay che một mắt, chỉ nhìn bằng con mắt còn lại. Khi thanh kiếm rút ra khỏi vỏ, hào quang rực rỡ chói lòa khiến mắt vua rơi ngay xuống đất. Vua cùng tùy tùng kinh hãi, xin ngài lượng thứ chở che. Ngài Shantideva lúc bấy giờ trả mắt lại cho vua, nhờ lực gia trì của ngài, mắt vua bình thường như cũ, không chút đau đớn. Cả vương quốc bấy giờ khởi tín tâm sâu xa, quay về quy thuận chánh pháp.

Về sau ngài Shantideva đến vùng Shriparvata miền Nam, sống lẫn trong đám hành khất lõa thể. Ở đó ngài ăn nước rửa chén rửa nồi người ta đổ ra. Có một lần cô thị nữ của vua Khatavihara tên là Kachalaha đổ nước rửa chén, chợt thấy nước hắt lên người Shantideva thì lập tức sôi rít lên, chẳng khác gì đổ trên nền sắt nóng. Cô ta lấy đó làm lạ.

Cũng vào lúc bấy giờ, có một vị sư phụ Ấn giáo tên là Shankaradeva tìm đến gặp vua để ra lời thách đố. Ông ta tuyên bố sẽ vẽ mạn-đà-la Maheshvara trên trời không, nếu Phật giáo không ai phá được thì mọi ảnh tượng kinh sách Phật giáo trong vương quốc đều phải vất vào lửa đỏ, trăm dân phải theo đạo của ông ta. Trước lời thách đố này, nhà vua lập tức triệu tập hết thảy cao tăng về báo việc, nhưng không một ai đủ khả năng nhận lời thách đố. Vua ăn ngủ không yên. Thấy vậy, thị nữ Kachalaha bẩm bạch cùng vua chuyện kỳ lạ về gã hành khất, vua liền ra lệnh tìm Shantideva. Quần thần vội vã tìm trong tìm ngoài, rốt cuộc tìm được ngài đang ngồi dưới một gốc cây. Khi nghe đầu đuôi câu chuyện, ngài nói rằng việc này chẳng khó gì, nhưng phải cho ta một bình đầy nước, hai tấm vải, và lửa. Mọi thứ đều được nhanh chóng chuẩn bị theo đúng ý của ngài.

Buổi chiều ngày hôm sau, hành giả Ấn giáo đến vẽ mấy lằn lên không trung rồi bỏ đi. Mọi người đều cảm thấy vô cùng bất an. Sáng sớm hôm sau, đương lúc mạn đà la còn đang thành hình, cửa Đông chưa kịp xong thì ngài Shantideva đã nhập vào đại định. Ngay tức thì, trận cuồng phong nổi lên, quét sạch mạn đà la vào hư không. Hết thảy cây cối, hoa màu, nhà cửa đều bị cuốn tan hoang. Vị hành giả Ấn giáo bị gió tốc như một con chim con. Bóng tối bao trùm khắp lãnh thổ. Rồi hào quang chiếu ra từ giữa hai lông mày của ngài Shantideva, soi lối cho vua và hoàng hậu. Cả hai đều bị gió cuốn, tuột hết siêm y, toàn thân đầy bụi. Và cứ thế, ngài Shantideva dùng lửa để sưởi, dùng nước để tắm, dùng vải để vua và hoàng hậu che thân. Ngài lại dùng thần lực của đại định gom hết dân chúng bị gió cuốn trở về lại, tắm rửa, chăm sóc, trấn an. Biết bao người khởi chánh tín, nhờ đó ngoại đạo suy tàn, chánh pháp hưng thịnh dài lâu. Vương quốc này vì vậy mà được gọi là nơi “hàng phục ngoại đạo.”

Mặc dù ngài Shantideva lúc nào cũng tự cho mình chỉ là kẻ phàm phu, nhưng theo lời ngài Jetari, ngài Shantideva là hiện thân của đức Diệu Âm (Văn Thù). Theo lời ngài Prajnaka-ramati thì ngài Shantideva là bậc thánh tăng. Còn riêng nói về hành trạng của ngài, đức Vibhutichandra có câu kệ như sau:

Trên cõi thế gian
đã từng xuất hiện
nhiều đấng Pháp Vương,
vua của chánh pháp,
thế nhưng xét về
thành tựu, kinh nghiệm,
chẳng ai sánh bằng
Shan-ti-đê-va.

Ngài Shantideva để lại cho hậu thế ba tuyệt tác: Hai tác phẩm đầu là Học Tập Luận (Shikṣhāsamucchaya) và Kinh Tập Luận (Sūtrasamucchaya), một phong phú, một ngắn gọn. Tác phẩm thứ ba tựa đề Nhập Bồ Đề Hạnh Luận (Bodhicaryāvatāra), hình thức ngắn gọn nhưng nội dung vô cùng phong phú. Ở xứ Ấn có hơn 108 luận giải viết về bài luận bất hủ này

Praises to the Twenty-one Taras

The Buddha Shakyamuni sang these twenty-one verses spontaneously. They are considered to be of tantric nature, each verse has four levels of meaning: literal, general, hidden and ultimate. Our normal reality in each moments contains same infinite vastness and depth and this tantra helps understanding it. There are many books in English that open up for this depth of meaning, not only by explaining the nature of this wonderful female buddha, but also by helping us to connect with the nature of our minds.

Tara made the promise that whoever sings her praise with her name mantra, even if it be only the first verse, will be touched by the light ray of love and compassion, feel an immediate relief from fear and worry, gradually undo what burdens the heart and ultimately be at one with her level of realization, true freedom and enlightenment.

It’s a great joy to disconnect part of the intellectual mind and instead glide on the gentle wind of melody. Previously it has been sung in Sanskrit and Tibetan to free the meditator’s mind while singing. Now we can chant it in English in this singable version performed beautifully by Sascha and Rodrigo.

Here is a link to a free download that can help unpack this praise that has been chanted by millions of meditators since it was first expressed.

OM
Homage to Tara, the noble and sublime.

Homage to TARA, the swift and courageous,
You drive away all our fears with TUTARA,
Savioress fulfilling all aims with the TURE,
With syllables SOHA we offer you homage.

Homage to Tara, the swift and courageous,
Gaze is as quick as flashes of lightning,
From Lord of Triloka, his face like a lotus,
You rose on a billionfold blossoming stamens.

Homage to you with a face that resembles
A meeting of one hundred full moons in autumn,
And who with the brightness of stars by the thousands
Shine in a vast perfect light of resplendence.

Homage to you, the golden-hued lady,
Whose hand is adorned by a blue lotus flower.
Your scope of activity is giving, exertion,
Fortitude, peace, tolerance, meditation.

Homage to you, the victorious, boundless,
From the tathagatas’ crown emanated.
Those who obtained every transcendent virtue,
Offspring of victors, rely on your guidance.

Homage to you filling Realms of Desire,
Its aspect and space with the HUNG and TUTTARA.
Sevenfold worlds under feet you can trample;
You bring all and everything under your power.

Homage to you who is worshipped by Indra,
Agni, Marut, Vishveshvara and Brahma.
All the vetalas, bhutas, gandharvas,
As well as the yakshas, give praise in your presence.

Homage to you, who by TRAT and the PHAT sounds,
Crush every magical wheel, evil forces.
Right leg extended and left bent, you trample,
Within whirling flames you are blazing intensely.

Homage to you, the swift, terrifying,
Who conquers the most tenacious of maras.
Knitting the brow on your lotus-like features,
You slay every foe without an exception.

Homage to you, with your fingers in mudra
Adorning your heart to show the Three Jewels.
Your masses of light are beautiful, swirling,
Connecting with every direction, in circles.

Homage to you, from your crown manifesting
Joyous, majestic, brilliant garlands.
With the great clangor of laughter TUTARE,
Demons and worlds are in your domination.

Homage to you with the magnetize-powers,
Who gather protectors of earth in assembly.
With syllable HUNG and your brow which is frowning,
You liberate every poor, destitute being.

Homage to you, with the crescent, a moon-crown,
While your adornments so brilliantly sparkle,
And Amitabha is placed in your topknot,
Ceaselessly, vast rays of light radiating.

Homage to you, seated in flaming garlands,
Engulfed in a fire like the end of the kalpa.
Right leg extended and left bent, defeating
Enemy hordes with your joy-bringing, swirling.

Homage to you, with your palms you are striking
The earth while using your feet to be stamping.
Regally frowning, with the hung letter,
You shatter the sevenfold layers of lokas.

Homage to you, blissful, virtuous and peaceful,
Enjoy the domain of the tranquil nirvana.
Fully possessing the om and the soha,
You overcome even the greatest of evils.

Homage to you, who encircled by joyous,
Utterly smashes the forms of opponents.
Clearing away with the HUNG of awareness,
Arranged is the mantra by tenfold of letters.

Homage to you, with feet stamping TURE,
Fully presenting the form of the HUNG-seed,
You cause the three worlds to all be atremble,
Including Mount Meru, Mandhara and Vindhya.

Homage to you in whose hands is a deer-marked,
Shaped like the devas’ ocean of nectar.
Sound of the PHAT and the twice uttered TARA,
Without an exception, dispels every poison.

Homage to you, who is asked for your guidance
By rulers of devas, by gods and kinnaras.
Your armor of joy, a radiant brightness,
Removes every nightmare and calms every quarrel.

Homage to you, whose two eyes are shining,
With brilliant light like the sun and the full moon.
By TUTTARA and with the twice chanted HARA,
You clear away even infectious diseases.

Homage to you who can calm down completely,
Through the array of the threefold thatness.
Crowds of vetalas, bhutas, and yakshas
Suppressed with the TURE, sublime mother Tara.

Together with this, the root mantra in praise form,
These were the twenty-one verses of homage.

Translated by Erik Pema Kunsang.
Music by Tara Trinley Wangmo.
Rearranged and singing by Sascha Alexandra Aurora and Rodrigo Reijers. The mp3 download is for free.

XÁC NHẬN CỦA VIDYADHARAS

From the Magical Net of the Knowledges-Holders, the guru vidyadharas, here are two profound verses, declarations of ultimate confidence, the self-confirmation of our timeless, divine nature.

Deities of utmost purity
Who hold the strength of wakeful knowing
Intrinsic to myself since the beginning
Complete within the basic vajra sphere.

Undivided wisdom and samaya
Of one taste within awakened mind
Through empowerment and wondrous blessings
Self-present as the fourfold kayas’ sphere.

Original Tibetan from Padmasambhava’s words revealed by Chokgyur Lingpa
English lyrics & vocals: Erik Pema Kunsang
Music & vocals: Tara Trinley Wangmo
Piano and production: Niels Erichsen

KARMAPA – The Story So Far … (2015 Edition)

This film tells the story of H.H. Karmapa from the moment of Buddha’s enlightenment along an unbroken lineage through 2500 years of Buddhist history and 17 incarnations up to the present moment.This is the 2nd edition of this film. The first one was done for His Holiness’ journey to Europe in the summer of 2014, to give people a brief summery of events and introduce this remarkable spiritual leader and activist.We thank everybody who inspired, supported and contributed to this interdepentent production – in particular Ringu Tulku Rinpoche for overseeing the edit of this film, Sina Vodjani and Chris Hinze for their music, Clemens Kuby for his footage from his remarkable documentary ‘LIVING BUDDHA’, Tai Situ Rinpoche for the interviews.Also: Karmapa KTD, KFE – Karmapa Foundation Europe, Rosi & Rüdiger Findeisen, Horst Rauprich, Kamalashila Institut für buddhistische Studien, Carolina Vera, Rainer Strecker, Miles Kann, BUDDHA by NATURE. A film by tOm

Posted by HHK17 on Wednesday, March 18, 2015

Bốn ý nghĩa của Như Lai – Thượng Tọa Giác Đẳng

Phat Bon Su

Bài giảng trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 2 tháng 5, 2014. Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Bài kinh hôm nay, một bản dịch rất đẹp về phương diện ngôn ngữ từ vựng và bài kinh này là một bài kinh chúng ta có thể xử dụng như lời kinh tụng để nhớ cảm niệm xưng tán ân đức của Đức Phật. Ý nghĩa bài học ngày hôm nay chánh văn từ ngữ “Tathàgata” hay “Như Lai” một danh từ rất quen thuộc. Đôi khi chúng ta thường gặp trong kinh điẻn đó là một danh từ Đức Phật tự xưng chính Ngài. Nhưng chúng ta cũng thỉnh thoảng tìm thấy một số các bài viết được đề cập đến như ngôi thứ ba “các đấng Như Lai”, chúng ta thường dịch như vậy. Và “Như Lai” là một từ vựng tương đối có nhiều ý nghĩa được tìm thấy rải rác đó đây ngay cả trong Tam Tạng kinh điển Pali, ở trong sớ giải, trong kinh điển Phật Giáo Bắc Truyền.

Trước nhất, ở đây chúng ta nói đến một chi tiết nhỏ trên phương diện ngữ pháp. Nếu chúng ta đọc trong tiếng Phạn thì chữ “Như Lai” được viết là  ”Tathāgata”. Ở đây ngay cả các nhà ngôn ngữ học cũng có sự phân hai khi dịch từ này. Tathāgata có thể nói là một cách kết hợp giữa hai từ Tathà-gata có nghĩa là một người đã đến như vậy và cũng có thể là từ Tathā-āgata nghĩa là một người đã đến như vậy.

Chúng ta biết ở trong tiếng Phạn thì chữ đến và đi là gacchati và agacchati và trong quá khứ phân từ viết là gata hay là agata. Thì ngay cả từ ngữ này trên phương diện văn phạm không định đặt được xác định rõ là đây là chữ Tathāgata hay  Tathā-āgata.

Trong Anh ngữ thường họ dịch phân đôi, phân đôi ở đây là “one who has thus come ” (Tathā-gata) hoặc “one who has thus gone” (Tathā-āgata).  tức là người đã đến như vậy và người đã đi như vậy.

Chữ đến và đi ở đây trở thành chữ rất thú vị.

Thì cho dù rằng hai chữ này chính xác đi nữa “đến như vậy” hay “đi như vậy” đều có ý nghĩa rất đẹp.

Trong bản chữ Hán chọn chữ “đến như vậy”. Như Lai chữ lai có nghĩa là đến. Thí dụ chúng ta nói vị lai là chưa đến, đương lai là đang đến. Do vậy nếu chúng ta đọc bản dịch chữ Hán Ngài Cưu Ma La Thập sau đó Ngài An Thế Cao và Ngài Huyền Trang đều dùng theo ý nghĩa là Tathā-āgata là bậc đến như vậy gọi là “Như Lai”, chữ rất đẹp.

Trong kinh Tạng Pali đặc biệt phần sớ giải không có đề cập những ý nghĩa chữ “Như Lai” trên phương diện ngôn ngữ trên phương diện phân tích ngữ pháp.

Trong bản sớ giải của Trường Bộ Kinh do Ngài Buddhaghosa biên soạn ở trong đó Ngài đã nói đến 8 ý nghĩa của chữ Như Lai.

– Ý nghĩa thứ nhất nói rằng Ngài đã đến ở trong tính cách như vậy, có nghĩa hành trình dẫn đến giác ngộ của Ngài gìống y như hành trình giác ngộ của Chư Phật những vị tu tập Balamật hạnh đạt đến Nhất Thiết Chủng Trí, bởi vì Ngài đã xuất hiện giữa cuộc đời này theo đạo lộ Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều giống như vậy do đó gọi là Như Lai. Và Ngài đã hành trình như vậy, khi đến với cuộc đời này những bước đi của Ngài như vậy. Thí dụ như khi Ngài đản sanh ra đời như thế nào ở giữa bối cảnh thiêng liêng chào đời từ thai bào của Phật mẫu và cho đến những bước đi vào đời của Ngài đều có những tánh cách tương tự như Chư Phật đời quá khứ, hiện tại, vị lai do vậy Ngài được gọi là “Như Lai”.

– Ý nghĩa thứ ba được đề cập là con đường chứng ngộ đạo quả Vô Thượng của Ngài đến Nhất Thiết Chủng Trí là con đường tất cả Chư Phật đều đi giống nhau. Đức Phật là bậc chiến thắng với chân lý nghĩa là từ sự nhận biết nắm rõ sự thật Ngài trở thành bậc chiến thắng gọi là Như Lai. Đức Phật là vị biết rõ chân lý, chân lý ở đây hiểu là pháp nên gọi là Như Lai. Đức Phật là bậc tuyên thuyết chân lý hay là tuyên thuyết sự thật gọi là Như Lai.

– Ý nghĩa thứ bảy, ngôn ngữ hành động của Ngài là nhất quán, Người nói gì thì làm vậy và làm sao thì nói vậy nên gọi là Như Lai.

– Ý nghĩa thứ tám, Đức Thế Tôn là bậc tối thượng Y Vương tức là vị Thầy Thuốc chữa bệnh tối thượng trong đời này nên gọi là Như Lai

Đó là một đoạn chúng ta được đọc từ sớ giải của Trường Bộ Kinh.

Có một điểm rất thú vị về chữ “Như Lai”. Trong truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền ngày nay chư tăng bên Bắc Tông ít có khi giảng về điều này nhưng lại là một định nghĩa rất gần có thể nói rằng rất tương đồng với Phật Giáo Nam Truyền đó là lời trình bày của Ngài Long Thọ trong tác phẩm Trung Quán Luận, phẩm Niết-bàn. Ở trong phẩm Niết-bàn Ngài Long Thọ nói rằng:

“Sở dĩ gọi là “Như Lai” bởi vì không thể nói Như Lai tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói Như Lai không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Và cũng không thể nói là không tồn tại và cũng không tồn tại sau khi Niết-bàn”.

Chúng ta nói về tứ cú bách phi.

Ngài Long Thọ Ngài nói rằng một người đạt đến trạng thái như vậy gọi là Như Lai. Về điểm này chúng ta sẽ bàn ở trong một phương diện khác nhưng phải nói rằng từ “Như Lai” được Ngài Cưu Ma La Thập dịch và sau đó cả Ngài An Thế Cao, Ngài Huyền Trang xử dụng là một từ dịch rất đẹp  Tathā-āgata.

Ở đây chúng ta có thể tìm thấy những định nghĩa do chính Đức Thế Tôn từ kim khẩu của Ngài giảng về thế nào là ý nghĩa của Như Lai và đây là một bản dịch rất đẹp:

“Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến và tôi đã được nghe: Này các Tỳ Kheo,  thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác.”

Thế giới được Như Lai Chánh Đẳng Giác” .

Thế giới ở đây thường là nói về ba ý nghĩa:

1. Chữ thế giới được hiểu như là cảnh giới sanh tử thì có dục giới sắc giới và vô sắc giới.

2. Chữ thế giới ở đây gồm có các hội chúng thí dụ như là Samôn, Bàlamôn, Gia Chủ, Chư Thiên, Ma Thiên, Phạm Thiên tức là thế giới nói theo quan niệm cố hữu, cách sống cố hữu của chúng sanh trong đời này.

3. Chữ thế giới ở đây được hiểu như sự vận hành của nguồn máy sanh tử đó là duyên sinh duyên hệ. Thí dụ chúng ta nói về nghiệp quả và phiền não.

Thế giới đã được Như Lai Chánh Đẳng Giác.

Chữ Chánh Đẳng Giác ở đây: Chữ Chánh là biết đúng. Chánh Đẳng Giác hay Chánh Biến Tri, chữ Biến Tri là biết tất cả, chữ Chánh là biết đúng, biết đúng và biết tất cả. Hay nói chung Chánh Đẳng Giác thí dụ như ở trong đời này các nhà khoa học họ cũng tìm ra được nhiều cái biết nhưng những cái biết đó không nhất thiết gọi là samma (Sammasambuddho)  nó không nhất thiết giải quyết những vấn đề cách thức của đời sống. Trong chúng ta có nhiều người học nhiều hiểu rộng nhưng cái học của họ chỉ để tán gẫu để luận bàn chỉ để khẩu chiến và cái biết của họ không mang lại giá trị thiết thực cho gia đình cho xã hội. Cái biết có thể khả dĩ đúng chỗ và có thể mang đến lợi lạc là sự thoát khổ như Đức Phật dạy rằng: “Như Lai dạy về sự Khổ và sự Diệt Khổ” Đức Phật không nói đơn giản về sự Khổ, Ngài còn dạy về Diệt Khổ nữa. Như vậy gọi là Chánh Đẳng Giác. Chữ sammasambuddho ở đây chúng ta hiểu như vậy. Thông thường Chánh Đẳng Giác không được hiểu là một động từ nhưng ở đây phải hiểu là một động từ “Thế giới được Như Lai Chánh Đẳng Giác“.

Như Lai không hệ lụy đối với đời

Đức Phật Ngài không có bất cứ một hy cầu hay bất cứ một mảy may gì mong muốn ở cuộc đời này. Có lần Đức Phật Ngài cũng dạy trong Trung Bộ Kinh:

Thế gian tranh luận với Như Lai, Như Lai không tranh luận với thế gian“.

Đức Phật là một bậc đối với tất cả hữu vi pháp Ngài không có một mảy may dính mắc thì đừng nói chi những chuyện thế tục như  hơn thua danh lợi nhân ngã bỉ thử, điều đó không có ở Đức Phật. Thật ra cuộc đời của Đức Thế  Tôn từ một ông Hoàng sống trong cung vàng điện ngọc Ngài trở thành một bậc Mâu Ni ẩn sĩ sống ở rừng sâu núi thẳm. Đức Thế Tôn sẵn sàng sống trong rừng sâu một mình nếu có chuyện cần thiết. Đức Thế Tôn Ngài từ bỏ những phương tiện của một ông Hoàng của những gì những người đệ tử những người đàn tín vua chúa trưởng giả cung cấp, Ngài đi với đôi chân trần của Ngài, và thậm chí đã có một lần Ngài nhặt những tấm vải cũ ở bãi tha ma để làm y. Đức Thế Tôn Ngài không có bất cứ một mong mỏi gì ở cuộc đời này “Như Lai không hệ lụy với thế gian“.

Này các Tỳ Kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh Đẳng Giác“.

“Thế giới tập khởi” tức là những nguyên nhân tạo thành thế giới này được Đức Thế Tôn biết rất rõ, biết rất sâu kín, không phải đời này mà nhiều đời trước, không phải chỉ là mặt nổi ở bên ngoài mà sâu thẳm ở trong mầm móng của vô minh và ái dục, tất cả đều được Như Lai quán triệt liễu tri và trong từ ngữ chính xác nhất gọi là Chánh Đẳng Giác.

Thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác“.

Đức Thế Tôn không chỉ đơn giản Ngài quán triệt về sự sanh của thế giới Ngài còn quán triệt về sự diệt của thế giới. Không có một người nào cách đây 25 thế kỷ đã đưa ra những lời dạy mà lúc đó con người hoàn toàn không thể hiểu ra được, thí dụ núi Hy Mã Lạp Sơn đã có thời là biển và có thời kỳ biển cả là núi, thời đó kiến thức của loài người về những lục địa trôi, về hiện tượng địa chấn về sanh diệt của thế giới hoàn toàn chưa có. Ở trong giòng lịch sử tôn giáo của nhân loại hầu như tất cả đều nghĩ rằng trái đất này sẽ miên viễn có chăng là loài người đã đến trái đất này và trong cái thiện cái ác nó sẽ tạo nên thế giới này hỗn độn, đẹp, xấu. Và rồi một ngày ở trên trái đất này vườn địa đàng sẽ được thành lập và khi vườn điạ đàng thành lập thì nó sẽ miên viễn nó sẽ vĩnh hằng. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Đức Thế Tôn Ngài đã nói rất rõ không phải chỉ có tấm thân của chúng ta một ngày nào đó sẽ chết đi mà tất cả những gì hiện hữu có sanh đều có diệt, sanh do duyên và diệt do duyên. Và kể cả trái đất này cho đến ngày hôm nay với sự hiểu biết về thiên văn với sự quan sát tất cả tinh cầu ở trong vũ trụ thì chúng ta thấy rằng không phải chỉ có những hành tinh như trái đất, như Thủy vương Tinh, Mộc Vương Tinh sẽ tan vỡ mà ngay cả một Thái Dương Hệ cũng sẽ bị hủy diệt, ngay cả một dãy Ngân Hà cũng sẽ hủy diệt, những Galaxy (Thiên Hà) bị tiêu diệt trong sự quan sát của những viễn vọng kính như là viễn vọng kính Hubble hay Chandra chẳng hạn. Đức Thế Tôn Ngài quán được sự sanh diệt của thế giới này.

Có những chuyện rất đơn giản khi Đức Phật Ngài dạy rằng “ba tháng nữa Như Lai sẽ viên tịch” Tôn Giả Ananda rất chấn động đã nói với tất cả xúc cảm của mình :

Con không nghĩ rằng Đức Thế Tôn sẽ ra đi khi chưa để lại một di chúc cho Tăng chúng

Đức Phật Ngài đã dạy Tôn Giả Ananda: “Các con còn chờ gì ở Như Lai“. Sau đó trước cảm xúc mạnh mẽ lớn lao của Tôn Giả Ananda Đức Phật Ngài đã dạy:

Như Lai há chẳng nói cái gì có sanh thì phải có diệt”.

Bởi vì Ngài đã quán triệt được sự sanh và Ngài quán được sự diệt do vậy cái nhìn của Ngài về thế giới này rất khác với chúng ta. Mỗi chúng ta những người Phật tử khi làm việc gì từ việc chùa chiền, chuyện Giáo Hội, chuyện xa chuyện gần, chuyện bản thân hay chuyện người khác chúng ta đều nghĩ đến cái gì thật lâu dài cái gì thật là miên viễn. Nếu cái đó mình làm mà rồi nó hỏng đi thì chúng ta không chấp nhận được. Mình nghĩ đến cái gì rất là tốt, rất là bền. Mình nghĩ rằng nó phải như vậy. Nhưng kỳ thật không phải như vậy. Chúng tôi đã từng sống với một bậc danh tăng như Ngài HT Hộ Giác, Ngài có mặt, Ngài có sự đóng góp của Ngài, nhưng rồi Ngài ra đi, chúng ta khoan nói đến hình ảnh của Đức Phật, khoan nói hình ảnh của cái gì khác hon, hình ảnh của một vị trưởng lão sống gần mình, có nhiều lúc học trò đệ tử nghĩ rằng Ngài có mặt ở đó mãi mãi nhưng một lúc nào đó Ngài ra đi. Thì mới thấy rằng mình biết như vậy, mình thấy như vậy, mình vẫn còn hụt hẫn, mình vẫn còn cảm thấy bị giao động, là bởi vì sao vậy? Bởi vì tất cả quan niệm của chúng ta về thế giới này được xây dựng trên ý nghĩ rằng nếu việc đó vô thường, chỉ là tạm bợ thì không muốn làm. Hay chúng ta thường tiếc cho người đó đẹp quá sao người đó chết, giống như chỉ có những người xấu mới đáng chết người đẹp không đáng chết, người đó hiền quá sao người đó chết, giống như chỉ có người ác mới đáng chết người hiền không đáng chết, sao người đó giàu quá mà chết nhưng thật sự giàu hay nghèo gì cũng chết.

Khi chúng ta nhìn thấy được vấn đề Như Lai quán triệt sự tập khởi của thế giới, sự đoạn diệt của thế giới nó không đơn giản. Khi nói chuyện về sự tập khởi của thế giới Ngài nói do cái này có cái kia có, vô minh duyên cho hành, hành duyên cho thức, thức duyên cho sắc, sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Thì những cái nhìn đó là những cái nhìn rất kỳ vĩ, nó không đơn thuần thấy đến thấy đi. Đức Thế Tôn quán triệt được nguyên nhân sâu xa của sanh và diệt.

Này các Tỳ Kheo, con đường đi đến thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh Đẳng Giác

Không phải chỉ thấy được sự đoạn diệt Ngài thấy được con đường đi đến sự đoạn diệt. Điều này đơn giản, đó là hữu vi pháp có nghĩa là pháp tập khởi, sanh khởi do duyên cũng phải do duyên diệt.

Này các Tỳ Kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, ma giới, Phạm Thiên giới cùng với quần chúng Samôn, Bàlamôn, Chư Thiên và loài người được thấy được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai Chánh Đẳng Giác do vậy được gọi là Như Lai.

Chữ Loka là Thế Giới được nhận thức, ở đây có ý nghĩa:

– Cảnh giới sanh tử khi chúng ta nói về dục giới, sắc giới, vô sắc giới nhưng chúng ta còn nói một phương diện khác về thế giới này, thế giới đó là một thế giới sinh động bao gồm sự sống, khuynh hướng cố hữu, hành động cố hữu, nhận thức cố hữu, thì ở đây là điều Đức Phật giảng về thế giới đó.

– Thiên giới là thế giới của chúng sanh có rất nhiều phước.

– Ma giới là thế giới của chúng sanh có nhiều uy lực ảnh hưởng chi phối đến chúng sanh khác, sự chi phối này nó tạo thành những nghiệt ngã của đời sống.

– Phạm Thiên giới là những chúng sanh đạt đến chỗ thuần tịnh của thiền định.

– Quần chúng Samôn là quần chúng của những người tu tập bản thân, Bà la môn là những người cổ xúy hiển giáo tín ngưỡng.

–  Chư Thiên ở đây hiểu là chúng sanh sanh ra do phước, là người hiểu được chúng sanh sanh ra có phước một cách tương đối và có sự phấn đấu rất anh hùng trong thế gian này.

được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được tư sát” tức là ở đây chúng ta nói về “thấy, nghe, quan niệm, kinh nghiệm, trải nghiệm, sự nhận thức, sự truy cầu hướng đi điều đó đều được Như Lai Chánh Đẳng Giác do vậy gọi là Như Lai”.

Như vậy ý nghĩa đầu tiên của từ “Như Lai” nói về Phật trí, nói về tầm hiểu biết của Chư Phật, nói về cảnh giới hiểu biết của Chư Phật mênh mông vô lượng. Đây là chúng ta nói về nhiều điểm từ câu  ”sự sanh sự diệt hay thế giới tập khởi thế giới đoạn diệt” rồi sau đó nói đến “con đường dẫn đến thế giới đoạn diệt“, nói đến “khuynh hướng hiểu biết của chúng sanh trong đời này, tất cả đều được Như Lai Chánh Đẳng Giác do vậy Như Lai không hệ lụy với cuộc đời và Như Lai gọi là Như Lai”.

Ở một điểm khác:

–  ”Này các Tỷ-kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết-bàn không có dư y trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố, nêu rõ lên tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy Ngài được gọi là Như Lai“.

Ở đây, nói đến sự nhất quán và về điểm này có sự tranh luận rất lớn của Phật giáo Bắc Truyền. Phật giáo Bắc Truyền cho rằng Đức Thế Tôn Ngài đã do phương tiện giảng giải có Đại Thừa, Tiểu Thừa và về sau này thời kỳ Bát Nhã, thời kỳ Pháp Hoa thì có khi Ngài đồng ý có khi Ngài phủ nhận. Thậm chí ngày nay cũng có người nói rằng giáo lý Tiểu Thừa là giáo lý do Đức Phật giảng nhưng sau đó Đức Phật Ngài lại chỉ trích nặng nề giáo lý Tiểu Thừa. Thật ra điều đó hoàn toàn không có trong Tam Tạng Pali . Trong Tam Tạng Pali giáo thuyết giáo lý của Đức Phật mang tính nhứt quán. “Từ đêm Như Lai thành đạo và từ thời điểm chuyển Pháp Luân cho đến khi Ngài viên tịch Niết-bàn những gì Ngài tuyên bố, những gì Ngài dạy là nhất quán là tỏ rõ không có gì khác được đều là giáo lý Tứ Đế được Như Lai giảng giải ở trong kinh chuyển Pháp Luân hay là tam học Giới Định Tuệ, ở trong những giờ phút sắp viên tịch Niết-bàn đều là nhất quán như vậy gọi là Như Lai, tức là nhất quán trong lời dạy.

Một điểm khác:

Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên Ngài được gọi Như Lai“.

Chữ “Như Lai” ở đây chúng ta nói y hành hợp nhất, cái biết và hành động, lời nói và hành động nhất quán, Ngài là bậc Minh Hạnh Túc tức cái biết và sở hành của Ngài cũng nhất quán. Đặc biệt trong cuộc đời này có một người mà hành động không thể khác hơn với lời nói đó là Đức Phật. Lấy ví dụ, tất cả chúng ta đều  ca ngợi chữ hiếu nhưng chưa chắc chúng ta đã làm giống như chúng ta nói, chúng ta ca ngợi sự thanh tịnh nhưng chúng ta không thể sống thanh tịnh như chúng ta nói, chúng ta nói về sự dấn thân, sự hy sinh cho cuộc đời nhưng chúng ta cũng không làm được một phần nhỏ cái chúng ta nói. Thường những gì chúng ta ca ngợi chúng ta nói có chất lý tưởng nhiều hơn. Tại vì sức của chúng ta không vươn tới đó. Và có thể phiền não của chúng ta còn lại nó khiến cho chúng ta sống không như những gì chúng ta nói. Nhưng với Đức Phật Ngài là một bậc đại lực đại trí cái biết của Ngài và khả năng của Ngài cuộc sống của Ngài luôn luôn nhất quán.

Một điểm nữa:

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại, do vậy Ngài được gọi là Như Lai“.

Không ai có thể đoạt mạng của vị Chánh Đẳng Giác, không ai có thể làm cho vị Chánh Đẳng Giác bị bắt bí không thể trả lời, không ai có thể làm gì để khiến Đức Phật bậc Chánh Đẳng Giác trở thành một người chiến bại.

Ma vương đã từng đến dành cội bồ đoàn với Đức Phật và cuối cùng ở tại cội Bồ Đề đó Đức Thế Tôn đã an nhiên ngồi ở trên bản toạ của Ngài.

Dạ xoa Alavaka đã từng nói: “Nếu Đức Thế Tôn không trả lời những câu hỏi của Dạ xoa Alavaka thì Dạ xoa Alavaka sẽ xé xác Đức Thế Tôn quăng qua bên kia sông Hằng.

Đức Phật đã ung dung trả lời: “nếu người hỏi thì Như Lai sẽ trả lời nhưng không ai có thể xé xác Như Lai quăng sang bên kia bờ sông Hằng được”.

Và Saccaka là một người cao ngạo biện tài đã từng tuyên bố sẽ làm cho Đức Thế Tôn run rảy với khả năng biện luận của mình và cuối cùng đã trở nên câm nín khi đứng trước Đức Phật.

Sundarì đã từng vu cáo Đức Phật và trong sự an nhiên chánh định Đức Thế Tôn đã làm sáng tỏ sự thật.

Con voi cuồng Nàlàgiri bị phục rượu uống say đã từng tấn công Đức Thế Tôn và bằng từ tâm vô lượng Đức Thế Tôn đã chuyển hóa được voi điên.

Và nhiều câu chuyện cho chúng ta hiểu về Đức Phật là bậc chiến thắng.

Thì toàn bộ ý nghĩa “Như Lai” được giảng tại đây là những ý nghĩa rất đẹp.

Phật tử niệm Phật thường niệm  tên của vị Phật này tên vị Phật khác nhưng đúng ra khi chúng ta niệm Phật chúng ta niệm ân đức của Phật, niệm Phật, cảm Phật chi đức. Nhưng mỗi người đều có một cái duyên với một ân đức Phật khác nhau, có người thì rất tiến bộ khi niệm Arahan, có người rất tiến bộ khi niệm Buddho. Nhưng phải nói rằng riêng đối với bản thân của chúng tôi thì chúng tôi rất thích đọan kinh hôm nay, đoạn kinh đó trở thành một tâm kinh trở thành một điều chúng tôi thường tụng niệm khi chúng tôi đi về chiêm bái các Thánh tích Phật Giáo. Đoạn kinh này đã trở thành một điều chúng tôi thường tụng đọc khi chúng tôi đến những đền tháp những pho tượng Phật trên hành trình đi thăm viếng các quốc gia Phật Giáo. Không hiểu sao đối với chúng tôi những điều này là cái gì đi vào lòng và đọc đến thì trong lòng rất phấn khởi, rất hân hoan và cảm nhận như một giòng nước mát chảy vào lòng. Vì vậy ý nghĩa của “Như Lai” này nếu qúi Phật tử có duyên qúi vị thường trì tụng qúi vị cũng cảm thấy rất thấm thía. Chúng tôi nói rằng mỗi người có cái duyên riêng không hẳn là qúi vị hoan hỉ với đoạn kinh này mà có thể qúi vị hoan hỉ với đoạn kinh khác, nhưng riêng với đoạn kinh định nghĩa về Như Lai này đối với cá nhân chúng tôi là một khung trời cao rộng là điều gì đó rất là thấm thía

“Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh đẳng giác; thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt Như Lai đã tu tập.

Cái gì này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Mạ giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. Này các Tỷ-kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết-bàn không có dư y trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố, nêu rõ lên tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy Ngài được gọi là Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên Ngài được gọi Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại, do vậy Ngài được gọi là Như Lai.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến:

Thắng tri mọi thế giới,

Mọi thế giới như thật,

Ly hệ mọi thế giới,

Không giống mọi thế giới.

Thắng tất cả bậc trí,

Giải thoát mọi buộc ràng.

Cảm thọ tối thắng tịnh,

Niết-bàn, không sợ hãi,

Vị này đoạn lậu hoặc,

Bậc giác ngộ trí giả,

Không dao động nhiễu loạn,

Nghi ngờ được chặt đứt,

Ðạt diệt tận mọi nghiệp

Giải thoát diệt sanh y,

Là Thế Tôn, là Phật

Bậc Sư tử vô thượng,

Trong thế giới thiên giới

Chuyển bánh xe Phạm luân.

Như vậy loài Trời, Người,

Ðến quy y đức Phật,

Gặp nhau, đảnh lễ Ngài,

Vĩ đại không sanh hữu,

Ðiều phục, bậc Tối thượng,

Trong người được điều phục

An tịnh, bậc ẩn sĩ,

Những người được an tịnh.

Giải thoát bậc tối thượng,

Những người được giải thoát

Vượt qua bậc tối thắng,

Những người được vượt qua.

Như vậy họ lễ Ngài

Vĩ đại, không sanh hữu,

Thiên giới, thế giới này,

Không ai được bằng Ngài.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.”

Đó là vài  điểm chúng ta chiêm nghiệm về ý nghĩa của từ vựng “Như Lai”. Đây là một ở trong những đoạn kinh rất hiếm hoi chúng ta tìm thấy ở trong Tam Tạng kinh điển cho chúng ta rõ nét về ý nghĩa của từ vựng chúng ta nghe rất thường, một danh từ Đức Phật tự dùng để nói về Ngài “Này các Tỳ Kheo, Như Lai đã dạy cho các con điều này Như Lai há chẳng nói điều kia“. Hoặc giả, khi chúng ta đọc chữ “Như Lai” thì chúng ta biết rằng từ vựng đó đặc biệt đề cập đến Đức Phật “Tathàgata” hay ” Như Lai”.

Và thưa qúi vị, bài giảng đến đây xin được kết thúc./. \

CÁI NHÌN THẨM THẤU

CÁI NHÌN THẨM THẤU
Hôm nay, mình được đi thăm Thầy cùng với sư em Pháp Liệu, sau khi hai anh em đưa các sư em ra phi trường đi Tiệp Khắc để hướng dẫn cho cộng đồng sinh hoạt những ngày xuân. Đến nơi mới biết Thầy cần nghỉ ngơi nên hai anh em ngồi uống trà nghe sư cô Thoại Nghiêm tâm sự. Sau đó, mình quyết định qua thăm Thầy. Đúng lúc hai sư em thị giả mặc đồ ấm thỉnh Thầy ra ngoài trời chơi. Pháp Đại đẩy Thầy và tất cả đệ tử gồm có sư cô Chân Không, Pháp Đăng, Pháp Liệu, Thoại Nghiêm, Định Nghiêm và Pháp Đại đi theo hai bên Thầy. Ngày thật đẹp, nắng tươi, trời xanh, mây trắng. Thầy đã hồi phục nhiều chức năng nên cái cảm giác cũng nhiều hơn kể cả ngứa ngáy, đau nhức trong thân mà những cảm giác vui, thích và những cái đẹp ở ngoài trời. Các sư em thị giả dự định đưa Thầy đi chơi mỗi khi trời nắng ấm.
Thầy trò đi thiền hành một vòng khá dài, những tia nắng ấm trong vắt, mắt Thầy cứ nhìn về phía trước nơi có một bầu trời xanh biếc và những đám mây trắng tinh. Còn riêng mình thì mình cảm thấy hạnh phúc được đi từng bước chân bên Thầy. Đây là giây phút hạnh phúc, nó sẽ trở thành huyền thoại. Đi một vòng trở lại nơi trung tâm Rehap, Pháp Đại mời Thầy ngồi chơi ngoài trời có nắng ấm. Sư em Định Nghiêm đề nghị sư anh Pháp Đăng thỉnh chuông cho Thầy nghe, vì Thầy rất thích nghe tiếng chuông. Nhớ năm xưa, Thầy đã kiên nhẫn ngồi 2 giờ tập cho sư chú Pháp Đăng thỉnh chuông ở cốc Ngồi Yên. Một bậc Thầy kiên nhẫn đầy tin yêu.
Sau khi về lại phòng để y tá chăm lo thức ăn cho Thầy, mình có cơ hội xoa bóp hai chân cho Thầy. Mình thưa Thầy: “Thầy có muốn con hát những bài hát ngày xưa do Thầy dạy lúc con được làm thị giả không?” Thầy gật đầu! Trong phòng chỉ có sư em Định nghiêm, sư em Pháp Đại và sư em Pháp Liệu, mình hát bài Ảo Hoá và Cửa Tùng. Mình hát hết cả tâm hồn, vừa nhìn Thầy, mình vừa hát, và Thầy cứ nhìn mình chăm chăm. Đôi mắt Thầy toả ra năng lượng bình an và hạnh phúc. Mình nắm tay Thầy, và Thầy dùng những ngón tay vuốt bàn tay của mình. Suốt thời gian 25 năm dài, Thầy đã không ngừng thương yêu, dạy dỗ, trông chờ nơi người đệ tử Tây Tây này, đến khi nằm trên giường bệnh, Thầy vẫn luôn biểu hiện trong tâm thức mình để hỗ trợ cho sự thực tập của người đệ tử. Hôm nay, hai con mắt ấy gói hết cả tình thương nhìn xoáy vào đôi mắt mình. Mình biết Thầy rất là hạnh phúc khi nhìn mình. Mình biết mặt mình rất tươi, tâm hồn mình rất thanh thản. Thầy nhìn qua sư em Pháp Liệu, và nét mặt của sư em cũng mỉm cười đầy thương yêu. Giây phút thiêng liêng này thật là ấn tượng, in sâu nơi tận đáy tâm hồn của mình. Thầy sẽ trở thành trời xanh, mây trắng sáng mãi trong tâm hồn của mình.
Chân Pháp Đăng
…………………………………………………………………………………
LỜI CÁM ƠN CỦA NGƯỜI ĐOẠT GIẢI OSCARS ĐẾN THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
Oscar winner “Birdman” director Iñárritu thanks Thich Nhat Hanh
FYI… last Sunday night, director Alejandro González Iñárritu’s latest film “Birdman or The Unexpected Virtue of Ignorance” won Oscars for Best Picture, Best Director, Cinematography, and Original Screenplay. In the film’s credits, he thanked Thich Nhat Hanh for his mindfulness teaching.
CĐD
“You don’t have to spend a lot of time in the presence of Iñárritu to know that he is an intense person with deep passion and a wildly reeling mind. To keep that mind in check, he meditates every day, often twice a day. “For me now [it] is not a choice, is not an option for me, it’s just a way of living. [It] is a condition to try and help my brain which is always all around the place.” So for 24 minutes every morning and often for another round in the afternoon, he tries to “touch base with something. And I think it helps me enormously,” he says.
“I’m more aware of how my demons operate. It’s an observation. Meditation is nothing but to observe and concentrate deeply on something. By concentration you get some insight. By just observing. It’s literally observing, from my breathing to what I feel. And by observing it’s like open a window in a dark room. Not until you open the window can you see clearly. Aah, there’s a red chair there. Nothing changed but you see clearly. It is just to be aware what is the furniture that is happening in those dark rooms. When you are aware you are a little more conscious. That consciousness prevents you from acting in an unconscious way. That’s the only difference. It’s such a simple thing and that’s why it’s so effective. It’s just a practice that anyone can do.”
Iñárritu follows the teachings of Thich Nhat Hanh, the Vietnamese master of mindfulness. “It’s like my island that I can touch, my own time and I feel completely by myself. It’s very nice and gentle. It’s the most simple thing, like breathing. Literally just being aware of your breathing is a powerful thing.” “

“Birdman” director gets congrats and thank-you from

Thich Nhat Hanh

Cuộc sống vốn bất công, nhưng luật nhân quả rất công bằng

Nhân quả về tương lai của một người giống như một bài toán khó cần tìm ra công thức để giải đáp. Việc tìm công thức giải đáp bài toán là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Nếu người tìm ra công thức giải được bài toán khó này trong một thời gian nhanh nhất được xem là người có thể bắt kịp được tương lai.

Có câu: Cuộc sống vốn không công bằng nhưng luật nhân quả rất công bằng. Tại sao cuộc sống vốn không công bằng mặc dù cuộc sống được quy định bằng những tiêu chuẩn, giá trị văn hóa đạo đức và các văn bản pháp luật Nhà nước?

Nếu nhìn về phương diện cá nhân sẽ thấy có rất nhiều vấn đề trong cuộc đời mà một con người phải trải qua, nhưng nếu có những sự kiện hay vấn đề gì đi nữa thì thời điểm xảy ra vẫn không bao giờ báo trước chính xác. Các nhà biên kịch, đạo diễn phim ảnh đều có thể dựng lên những câu chuyện đời thường với thời gian và không gian hoàn hảo nhưng đối diện trước cuộc đời của họ thì họ vẫn mù mờ.

Nếu nhìn về phương diện xã hội và thế giới, cả cộng đồng nhân loại cũng thật bé nhỏ, không thể kiểm soát được tất cả những gì sẽ xảy ra (khủng hoảng chính trị, dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh…). Như bàn tay của con người biết lúc nào phải mở ra và lúc nào phải nắm lại nhưng khi đã nắm lại thì trong bàn tay vẫn còn chút kẽ hở vậy. Một cuộc sống vốn không công bằng với con người nhưng có một quy luật dành cho cuộc đời con người ấy không sai không khác, đó là: Nhân quả.

Nhân quả trong lối sống của con người bao gồm những điều tốt đẹp và những điều hết sức bi thảm. Nhân quả về tương lai của một người giống như một bài toán khó cần tìm ra công thức để giải đáp. Việc tìm công thức giải đáp bài toán là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Nếu người tìm ra công thức giải được bài toán khó này trong một thời gian nhanh nhất được xem là người có thể bắt kịp được tương lai. Nếu người nào rất khó giải được bài toán thì xem như người đó chưa bắt kịp công thức của cuộc đời mình, họ cần tìm kiếm “nhà toán học” hoặc “nhà thông thái” nào đó để xin nhận được sự giúp đỡ.

Nhân quả dù tốt hay xấu đều tùy thuộc vào con người. Mỗi cá nhân tự gây tạo nghiệp nhân cho mình và chỉ chờ đợi diễn tiến của cái kết. Cuộc sống của con người thường mắc phải năm loại ham muốn căn bản: ăn ngon, ngủ nghỉ, danh tiếng, sắc đẹp, tiền tài và con người phải sống trong bể tham dục, ưu, bi, khổ, não, bệnh tật. Trong mỗi thời khắc đã qua, hiện tại đến tương lai là một chuỗi tương tác liên tục. Những việc làm của chúng ta hôm nay có thể cho biết câu trả lời của ngày mai cho dù không chắc chắn như chúng ta nghĩ. Nếu chúng ta muốn tận hưởng chuỗi nhân quả cuộc đời theo hướng tốt, tích cực thì không còn gì bằng việc tạo ra một lối sống tốt và lối sống tốt ấy rất cần có nguồn động lực, sự quyết tâm mạnh mẽ của chính bản thân.

Cuộc sống phải theo quy luật vô thường, không bao giờ đứng yên. Thời gian của một đời người cũng rất ngắn ngủi. Đừng chờ đợi một điều tốt đẹp đến với mình mà phải tự tạo điều tốt đẹp trước đã bằng tất cả sự thành thật. Khi chúng ta đã có cố gắng rồi thì ít ra cũng sẽ có một nguồn lực tiếp sức cho chúng ta thêm nữa. Vận may, cơ hội không phải mưa từ trên trời rơi xuống cho chúng ta tắm mát giữa trưa hè nóng bức vì chúng ta cũng biết rằng những giọt mưa không phải tự dưng mà có, nó phải hội đủ nhân duyên, được giúp sức từ hơi nước và các điều kiện khác.

Thời hiện đại này, lối sống cá nhân có quá nhiều sự lựa chọn, điểm nhấn quan trọng là ở giai đoạn tuổi trẻ cần có định hướng tốt để về sau thu được kết quả tốt đẹp. Lối sống cá nhân luôn chịu ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Giới trẻ ngày nay còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ công nghệ kỹ thuật số và công nghệ giải trí (phim ảnh, âm nhạc, truyền hình). Thế giới luôn chạy đua phô diễn sức mạnh của khoa học kỹ thuật, quân sự quốc phòng, tiền tệ… nhưng nếu con người sống thiếu lòng khoan dung và vị tha sẽ khiến cho thế giới rơi vào bất hạnh, bất công, xung đột, tội ác và hận thù.

Một cá nhân chọn lối sống ngông cuồng, phóng túng sẽ không mang lại một tương lai xán lạn nào cho họ cả. Một lối sống vô cảm, bất cần đối với những người xung quanh sẽ chỉ nhận cái kết không hay ho gì, thậm chí khi ta cần sự giúp đỡ nào đó, ta cũng sẽ khó nhận được sự trợ giúp nào một cách vui vẻ cả. Một lối sống dựa dẫm, xu nịnh sẽ nhận lại cái kết bị nhàm chán và bỏ rơi. Một con đường tù tội luôn dành cho những người chỉ thích cách kiếm nhiều tiền thật nhanh bất chấp mọi thủ đoạn và tàn ác, họ sẽ nhận hình phạt thích đáng và nặng nề hơn nữa là bản án lương tâm cắn rứt… Các khía cạnh tiêu cực nhất của lối sống cá nhân là đi theo nghề nghiệp bất thiện: sát sanh, trộm cắp, buông thả trong dục lạc, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, buôn người, làm ăn gian dối, buôn bán vũ khí hủy diệt mạng sống.

Phật giáo khẳng định cái khổ là kết quả của những việc con người làm chứ không phải do thần linh hay một cái gì khác gây ra. Tất cả những việc làm của một người quyết định sự danh giá hay thấp hèn của người đó. Vì vậy, con người cần sự nỗ lực vượt mọi cam go để nâng cao trí tuệ và đạo đức của mình. Đức Phật đã vì lợi ích và sự an lạc cho chúng sinh mà chỉ ra những chỗ yếu kém của thân, khẩu, ý và phương pháp từ bỏ những thói hư tật xấu, tập các tính nết tốt. Những người đã có đức tính tốt rồi thì vẫn phải nâng cao các phẩm chất tốt, không phải đã tốt rồi tự mãn, kiêu căng.

Nói chung, có hai lối sống chính: lối sống từ bỏ dục lạc thế tục và lối sống đầy đủ các dục của người thế tục, hay nói cách khác lối sống của người xuất gia và lối sống của người đời muôn màu muôn vẻ.

Đối với giới xuất gia, Đức Phật chế giới để điều phục những bất ổn, bất thiện trong quá trình tu hành vì mục đích phạm hạnh và giải thoát sanh tử. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là học giới theo phước lợi? Là Đại sư vì các Thanh văn chế giới để nhiếp thủ Tăng, tích cực nhiếp thủ Tăng, khiến người không tin, được tin; người đã tin, tăng trưởng lòng tin; điều phục người ác; người tàm quý được sống an vui; phòng hộ hữu lậu hiện tại; chính thức đối trị được đời vị lai; khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài. Như Đại sư đã vì Thanh văn chế giới để nhiếp thủ Tăng… cho đến khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài. Học giới như vậy như vậy, hành trì giới kiên cố, giới hằng tại, giới thường hành, giữ gìn học giới. Đó gọi là Tỳ-kheo nhờ giới mà được phước lợi” (Kinh Tạp A-hàm, số 826). Cho nên, nhờ giới mà người xuất gia có cái đẹp của lòng từ bi, cuộc sống giản dị và bình đẳng.

Đối với người thế tục, Đức Phật thuyết dạy những khía cạnh tích cực của sự tu dưỡng thân tâm, hạn chế sự kiệt quệ tinh thần và tính ích kỷ. Người thế tục cần làm các công đức để gieo hạt giống tốt cho đời sau. Con người giống như một hạt giống, hạt giống này rồi đến lúc không còn là hạt nhưng có thể tái sinh thành một cây khác từ chính hạt giống này. Giáo lý Ngũ giới, Bát Chính đạo, Thập thiện nghiệp rất giúp ích cho lối sống hướng thiện của con người.

Đức Phật dạy con người phải đi tìm trí tuệ và hãy có lòng từ bi để tiếp tục vận động cho một cuộc sống tích cực. Nhân quả luôn hiện hữu trong lối sống của con người thông qua hành vi và các mối quan hệ của cá nhân. Vì vậy chọn một lối sống tốt, chính đáng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người dù cho có phải trải qua những thời khắc khó khăn gì đi nữa hay phải bắt đầu làm lại cuộc đời.

Theo GIÁC NGỘ ONLINE